Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn hóa ra lại vô cùng chí lý, tạm thời chia ra làm hai nhóm người, xin khu biệt chỉ gồm toàn những người trẻ. Nhóm người không bao giờ tự đặt cho mình câu hỏi: Tôi là ai? Bởi họ thừa biết , dĩ nhiên tôi đã là tôi. Nếu có cắc cớ với bản thân, thì chỉ là : Tôi đã xứng đáng với tôi chưa? Còn thì tôi sống, học tập , làm việc và vui chơi như chính tôi, bằng hết nhiệt huyết và đam mê tuổi trẻ . Nhóm người còn lại, luôn chau mày nhăn trán: Tôi là ai? Và nháo nhào, tôi đi tìm tôi, khổ nỗi , tôi này một khi đã đi tìm, thì lại rất hoang mang, vì không biết tôi kia như thế nào, làm cách nào để tôi này nhận dạng tôi kia. Và vì chen chúc hỗn loạn như vậy, vàng thau lẫn lộn là thế, nên đã xuất hiện những gã tôi bịp bợm. Gã tôi mang mặt nạ đính hai chữ “cá tính” to đùng.
Nhân danh cá tính
Một '"đám choai choai" , con gái thì vớ đen, váy áo ba bốn lớp, mắt tô nâu, mặt thoa phấn trắng bệch, nốc rượu như gái Hàn. Con trai quần ngố chằng chịt dây nhợ, giày khủng bố, phóng xe bạt mạng, miệng nhả khói thuốc điệu nghệ. Tất cả đều tóc nhuộm high-light xanh đỏ tím vàng, chuộng thời trang unisex (trang phục mà gái hay trai đều mặc được), tai gán head- phone, đầu gật gù theo điệu nhạc. Bức chân dung của thế hệ 8x và 9x thường gặp Chịu khó quan sát hơn, ta còn thấy họ thoăn thoát vào mạng lưới web, vào blog, chơi game online, trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ @ luôn phát biểu ngược lại ý kiến đám đông, thích làm trái quy định của tập thể. Môi cười nhạt. Mặt lạnh băng. Cơm, không biết nấu. Sổ mũi, không thề tự lo. Tiếng Anh bồi. Kiến thức lịch sử lôm côm. Văn chương hổ lốn. Để họ có thể hùng hồn: Lê Lợi là tướng giỏi của vua Lê Thái Tông (?), Xuân Quỳnh (?) đã sáng tác bài thơ "Bánh trôi nước"kể lể về thân thế (?) của người đàn bà (?)Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
Như thế, đã có một sự nhầm lẫn to tướng giữa cá tính và sự lập dị. Cá tính, hoàn toàn không phải là cách một cá nhân cố chứng tỏ sự sành điệu, ở vẻ ngoài làm nhức mắt người đối diện hoặc sự cố ý nổi loạn từ bên trong. Bởi cá tính không phải là sự khác người bằng mọi giá. Một bộ phận thế hệ từ đang đeo cái gông cá tính không thuộc về mình để rồi đánh mất đi cá tính vốn có của mình.
Cá tính "chính hiệu"
Có một cô gái vừa trẻ vừa đẹp và đặc biệt tài năng từng là giám đốc nhãn hiệu,"sếp" trẻ nhất của tập đoàn đa quốc gia Glaxo SmithKline tại khu vực châu á- Thái Bình Dương, lúc mới 25 tuổi. Trước đó, cô đã tự tin, thông minh và dí dỏm "quật" lại "mười ông khó tính" ở Hội đồng Anh trong cuộc phỏng vấn khắt khe để giành học bổng thạc sĩ Chevening, học bổng danh giá nhất của nước Anh. Như cánh chim không mỏi, “ trái tim nóng” rất hồn nhiên Ngô Thị Giáng Uyên học giỏi, đi nhiều, biết nhiều , cảm nhận và luôn có nhu cầu chia sẻ cảm xúc chủ quan với các bạn trẻ. Dễ hiểu vì sao tập ký Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương Giáng Uyên làm say đắm hàng trăm ngàn độc giả. Thế nhưng Uyên chưa bao giờ tự nhận mình là thế hệ x này hay x khác. Cá tính của cô tự ngời sáng tử cả một quá trình lao động và học tập không mệt mỏi. Cái đẹp, sức quyến rũ trong cá tính của Giáng Uyên nằm ở sự tươi trẻ, tâm hồn và tài năng. Còn có một Đặng Hồng Anh khởi nghiệp từ số vốn vỏn vẹn 5 triệu đồng để đến năm 25 tuổi đã đường hoàng ngồi ghế Tổng giám đốc Sacomreal. Một Nguyễn Tuấn Việt dám bỏ lại sau lưng 3 năm là sinh viên Đại học Xây đựng Hà Nội, bước ra thương trường thành lập Công ty VlETgo xuất khẩu đồ gỗ qua cổng thương mại điện tử, như kẻ bản lĩnh bước qua cánh cửa không dấu chân người. Bởi hiện nay, xuất khẩu hàng hóa qua cổng thương mại điện tử van là lĩnh vực kinh doanh mới toanh tại Việt Nam. Và còn nhiều, rất nhiều những cái tên ở tuổi đôi mươi, với nhiệt huyết và tài năng, đã là niềm tự hào của gia đình và đất nước, trở thành tấm gương, khơi dậy nghị lực và hoài bão tốt đẹp của những người trẻ. Cá tính của họ phát lộ từ bên trong, thu hút bền lâu, như "hữu xạ" ắt "tự nhiên hương".
Nhận chân cá tính
Cá tính , nếu chạy đôn chạy đáo đi tìm, người trẻ rồi cũng chỉ gặp những gã bịp chơi xỏ, biến họ thành những con rối hoặc kẻ chơi ngông đáng thương . Vậy nên mọi vẻ đẹp và giá trị cá nhân đều thuộc về chân lý. Chân lý được làm nên từ những gì chân phương nhất. bền bỉ và kỳ công nhất, như mồ hôi và trí tuệ ta đổ xuống và vắt kiệt vì cuộc sống đầy thách thức nhưng tươi đẹp hơn qua mỗi ngày. Cá tính ngủ yên trong những tâm hồn và trí tuệ không hời hợt. Cá tính thức dậy, lộng lẫy tỏa hương từ nghị lực ý sống tích cực, dám độc lập đương đầu với thử thách ở mỗi người trẻ.
Ai cũng có một cái tôi kiêu hãnh và ai cũng muốn tôn cái tôi của mình lên thống soái. Ngai vàng chỉ thuộc về những cá nhân ý thức được cá tính không phải là tất cả châu báu của đời người. Điều quý giá sau cùng nằm ở tài năng và nhân cách. Cá tính, rốt cuộc cũng chỉ là hành trang cần thiết để cá nhân đi tới với tài năng và nhân cách ấy. Lối đi nằm ở đâu, có dám dấn thân và dấn thân như thế nào để giành ngôi thống soái, phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh và sự dũng cảm ở mỗi người. Cô thôn nữ Yến Loan xưa hẳn đã không giả vờ điềm nhiên đứng hái dâu ngay cả khi xe vua ngự giá ngang qua để tạo "ấn tượng, cá tính" cho Lý Thánh Tông đón về cung phong làm nguyên phi Ỷ Lan, bởi đã san thiên bẩm đoan trang và thông minh hơn người. Biết bao người bỏ dở việc học, nhưng bỏ đại học để quyết lập thân bằng con đường riêng và trở thành tỷ phú lẫy lừng danh tiếng trên toàn thế giới thì chỉ có Bill Gates. Vì sao chính phủ Hàn Quốc đã không phung phí khi quyết định rót hàng tỷ won xây dựng các trường mở "open school" trang bị mọi kiến thức và kỹ năng cho mỗi thanh niên Hàn trở thành một công dân toàn diện của đất nước? Và tại Việt Nam, hàng triệu người trẻ vẫn ngày đêm miệt mài học tập, say mê trong phòng thí nghiệm, tả xung hữu đột trên thương trường... Tất cả họ không màng định nghĩa và kiếm tìm một cá tính. Họ hồn nhiên với cá tính sẵn có của mình. Đừng ngồi suốt 4 giờ đồng hồ đến đau lưng để chờ duỗi và nhuộm mái tóc màu cánh gián, đừng khổ trí nghĩ ra "diệu kế " chinh phục cô nàng sành điệu lớp bên, trong khi chưa ôn xong học phần kinh tế vĩ mô chuẩn bị cho buổi thi sáng mai, trong khi thằng bạn chăm chỉ cùng phòng đang đứng thao thao thảo luận một cái topic tiếng Anh ở Nhà văn hóa Thanh Niên.
Sở hữu cá tính đích thực, mà lại là cá tính của người trẻ và hiện đại, như quả ngọt hái về trong suốt quá trình mỗi cá nhân phấn đấu gian khổ để thành nhân.
Theo 360 Art

02/04/2009 13:26  |  202 lượt xem
Bà ngoại tôi 85 tuổi dương, cộng với 15 tuổi âm, tính cho đến nay cụ tròn một trăm tuổi. Sinh thời bà tôi không biết chữ, nhưng lại là một kho tàng ngạn ngữ ca dao như rất nhiều cụ già khác. Và bà rất ưa thanh sắc.Vì vậy khi cậu tôi lấy vợ bà cụ mủm mỉm cười, bảo: "Ra đường thấy vợ nhà người.Về nhà thấy cái nợ đời nhà ta".
Cậu tôi cũng gượng cười theo. Lại khi anh con nhà hàng xóm lấy vợ, nghe bảo vợ giàu. Giàu thì kín khó thấy, chỉ dễ thấy chị ấy gầy gò, mặt bủng, da chì, mắt lại có rất nhiều vết trắng. Bà tôi bảo: "Ở đời tham của thì thua. Của ăn thì hết, mà cái phỗng thờ vua hãy còn".
Ngày ấy tôi còn đang say mê học toán, nên chỉ thấy hay hay, và láng máng một dự cảm rằng đấy là bóng dáng của một thế giới mênh mông huyền bí. Bây giờ thì đã được… một cái năm mươi, học mót được đôi điều càng ngẫm càng thấy các giá trị không thể đo lường hết được của kho tàng vĩ đại là ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ...
Sau thời khoác áo lính tôi đam mê khoa học xã hội, vào Tổng hợp Sử, song lại được ưu tiên làm Triết. Trong tất cả các thứ không chuyên cấu thành sự hiểu biết thực tình là rất hạn hẹp của tôi, cái ít không chuyên hơn cả là lĩnh vực lịch sử tư tưởng. Rồi các sự tình nối tiếp nhau xảy ra, tôi lỗi cả phần đời lẫn phần đạo, cả tính cách, cả vốn sống, cả nghề nghiệp và tâm tưởng... tất cả những gì ở tôi nó cứ rối tung lên thành một món... "tả pí lù”. Tôi yêu cả cụ Ngô Tất Tố lẫn Lãng nhân Phùng Tất Đắc, tôi thích như nhau cả Thôi Hiệu lẫn Trần Tử Ngang, tôi mê như nhau cả Bà Huyện Thanh Quan lẫn Hồ Xuân Hương... nhưng trên tất cả tôi say mê ca dao, ngạn ngữ... Mê là mê vậy thôi, chứ nghiên cứu thì không dám... "Lưng vốn nhà cháu nó không được trường... các bác sĩ cho nhà cháu được mua lẻ chứ không dám mua sỉ”.
Cứ như thế, mỗi năm trời lại cho riêng tôi thêm một tuổi. Tôi nhớ bà ngoại, và trở lại với tục ngữ ca dao... kết quả ngày càng thêm... “Hắt xì! Sống khoẻ này! Sống lâu này! Cơm cá này! Cơm thịt này!". Rồi từ lúc nào chẳng rõ, tôi cũng hay nói như bà ngoại nói: "quá mù sang mưa""lửa gần rơm lâu ngày cũng bén", hơn là nói "Đến điểm tột cùng của khoảng độ, thì sự thay đổi về lượng không còn thuần tuý là sự thay đối về lượng nữa, mà đồng thời gây ra sự thay đổi về chất”, triết học gọi thế là chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất gọi tắt là quy luật lượng-chất. Nói thế không biết có quá không.
Có người bảo, sức sống của một dân tộc và của một nền văn hoá được thể hiện rõ nhất là qua những cuộc chiến tranh. Người Việt Nam ta về mặt này cứ gọi là ... yên trí lớn. Nhưng có lẽ còn cần phải nói thêm về một thể hiện khác, đó là sự cọ sát với những nền văn hoá lạ. Trong văn hoá của ta có rất nhiều hình bóng của văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp... nhưng dẫu sao họ vẫn chỉ là khách kể cả khi khách thân gia chủ đến mức xuống bếp trông hộ nồi xôi! Khách dẫu có sang đến đâu, "nhập gia" cứ phải là "tuỳ tục". Cho nên thơ Đường trang trọng hia mũ đến mấy, về tay "Bà chúa thơ Nôm" lập tức mang dáng vẻ rất "hề gậy": "Một đèo, một đèo, lại một đèo. Khen ai khéo tác cảnh treo leo" Rõ là Ba Đội. "Đến nước Lào thì phải ăn mắm ngóe".
Triết lý trong tục ngữ, ca dao rất thông minh trong biết đủ biết dừng, đôi khi dừng rất hóm. Một trong những nguyên tắc của thẩm mỹ là biết dừng. Có thể gọi đó là một triết lý trong nghệ thuật hay là nghệ thuật... trong triết lý. Lột ra bằng hết thì còn hay hớm gì. Cho nên nói: "Người xinh cái nết cũng xinh. Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn”. Là một lối nói thật hay, thật đủ. Cuộc đời vốn như vậy, khép mở, riêng chung… Cái “tỉnh tình tinh” là cái gì? Xin đừng biến nó thành một đề tài nghiên cứu khoa học. Nó là cái gì mà anh có thể nói chỉ riêng anh thôi, cảm nhận theo cách của anh, khác với lối cảm nhận ở người khác. Tại sao, lại bảo nó giòn, cũng thế. Không ai biến được nó thành một món nhắm rượu. Cho nên nó cứ là một ẩn số, nhờ thế mà nó làm linh mãi trên dòng đời của bao nhiêu thế hệ. Hiện thực không bị "vắt kiệt” thành một "bộ xương khô" mà giữ lại một đầm đìa đời sống. Nó vừa là tài liệu, vừa là nguyên lý, nó vừa khuyến cáo, vừa khoan dung, hàm chứa các cách nghĩ cách cảm khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Hiểu nó và vận dụng nó là tuỳ cảnh huống của mỗi thời, mỗi nơi, mỗi người. Bảo là "một giọt máu đào hơn ao nước lã” , "máu chảy đến đâu nuôi bầu đến đấy" thì đã đành, nhưng "bán anh em xa mua láng giềng gần" hay "người dưng có ngãi ta đãi người dưng, anh em không ngãi ta đừng anh em" thì cũng rất thuyết phục. Rằng "một ngày tựa mạn thuyền rồng, còn hơn chín tháng nằm trong thuyền chài" là cách lựa chọn của ai đó mà chưa ai dám bảo là dại, nhưng tha thiết ân tình đến độ“Chồng em áo rách em thương, chồng người áo gấm sông hương mặc người"thì cũng rất thật mà lại rất lãng mạn, ối người vợ như thế "chứ còn gì ạ".
Theo một lối suy ngẫm nào đó, có thể coi những thể ngữ ca dao đọng lại cho đến bây giờ là kết quả của vô vàn những cuộc tuyển chọn, nên thường là những điều người hôm nay vẫn tâm đắc, gật gù, thấy chúng. nghiệm đúng với mình. Thế là chúng mang tính triết lý. Triết lý chẳng qua là những kinh nghiệm sống, nghiệm đúng nhiều trường hợp. Nghiệm đúng càng nhiều thì triết lý càng nâng cao. Ví dụ người Việt bảo "cha nào con ấy", thì người Pháp cũng nói "cha nào con ấy" (chỉ khác nói… bằng tiếng Pháp) bởi vì ở đâu cũng vậy, tâm hồn con trẻ là tờ giấy trắng mà dấu ấn gia đình được in lên. Ưu thế của triết lý dân gian là một triết lý có thể được phổ biến bằng nhiều cách, cách nào cũng vẫn "còn thịt”, có mùi vị của cuộc sống, quên câu này còn có thể nhớ câu kia. Cùng một nguyên lý “cha nào con ấy”, người ta còn nói “con ai mà chẳng giống cha, cháu nào mà chẳng giống bà giống ông"“giỏ nhà ai quai nhà nấy“"trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu”... và chắc còn nhiều nữa.
Lại nữa, triết lý dân gian vì gắn với đời sống, nên bao gồm cả các vấn đề có ý nghĩa chung nhất của vũ trụ quan và nhân sinh quan, lẫn những vấn đề của những mảng sống hẹp hơn, có dân tộc này có thể không có ở dân tộc kia. Đúng ở vùng này nhưng không đúng ờ vùng khác như: “Thọ tỷ Nam sơn, phúc như Đông hải" chỉ có ở Trung Quốc, ai muốn mượn thì phải ghi chú, hoặc "Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. Thuận bè, thuận bạn tát cạn biển Đông” thì chỉ có ở Việt Nam. "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông” thì chắc hẳn không nẩy sinh ở đồng bằng Bắc Bộ... Thế mà vừa triết lý, vừa mô tả, thành ra người đọc không bị chán. Cung cách diễn đạt lại rất linh hoạt uyển chuyển, còn ghi đậm cấu trúc thẩm mỹ của cư dân, nên luôn có yếu tố lạ, mới, gây hiệu quả thẩm mỹ cho người ta và còn nhiều thế mạnh khác làm cho tuổi thọ của chúng rất dài.
Chúng ta còn có thể khảo sát tính triết lý trong tục ngữ, ca dao... theo các bình diện của đời sống: "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa" ngập bờ ao thuộc nhóm kinh nghiệm thời tiết: "Thâm đông tím bắc thì mưa. Khép mông nhọn đít là chưa có chồng” là cả thiên nhiên lẫn con người: "Lá rụng về cội”"Cóc chết ba năm quay đầu về núi” là mối liên hệ với cội nguồn trong đời sống nhân tính:"Anh em như chân tay. Vợ chồng như áo cởi ngay vứt liền", là một ứng xử của người chồng trước một cuộc cãi lộn chị dâu em chồng...
Chúng ta sẽ lần lượt đi từng ô, trong cả một vườn hoa mênh mông, cả về chủng loại hoa, lẫn độ lớn của khu vườn vô giá này.
Theo Người Hà Nội


02/04/2009 13:34  |  117 lượt xem
1. Hầu hết các từ điển tục ngữ (TN) hiện có ở ta đều gộp chung TN với thành ngữ (ThN) vào làm một rồi xử lí (*). Lẽ nào “ranh giới” giữa hai thứ đơn vị ngôn từ đó lại “mong manh” đến như vậy? (Lê Xuân Mậu 2002). Hay “ngay tự khởi nguồn đã có sự bất phân rồi”? (Lê Xuân Mậu 2003: 33).
Để trả lời thoả đáng hai câu hỏi đó, có lẽ chúng ta nên điểm lại những cố gắng nhằm phân biệt TN với ThN từng được đưa ra từ trước tới nay.
2. Người đầu tiên cảm thấy cần phân biệt TN với ThN là nhà học giả Dương Quảng Hàm. Trong Việt Nam văn học sử yếu, ông cho rằng: “Một câu TN tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì; còn ThN chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè” (Dương Quảng Hàm 1943: 15).
Ra đời vào những năm ngành ngữ học nước nhà chưa mấy phát triển, cách nhận diện TN và ThN của nhà học giả khả kính này rõ ràng còn có chỗ chưa thật rõ. Chính vì vậy mà Vũ Ngọc Phan đã không lấy gì là tâm đắc lắm với giải pháp đó và đã định nghĩa lại như sau trong bộ Tục ngữ – ca dao – dân cacủa ông: “TN là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Còn ThN chỉ là một phần câu sẵn có, một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn” (Vũ Ngọc Phan 1971: 31).
Tiếc thay, cả định nghĩa này nữa vẫn chưa hé mở cho chúng ta một viễn cảnh nào sáng sủa cả, nhất là khi đem vận dụng vào thực tiễn (như tuyển chọn TN cho các bộ sưu tập, chẳng hạn). Bởi vậy, ngay sau ngày tạp chí Ngôn ngữ ra đời (từ 1969), nhiều chuyên gia về tiếng Việt đã phải lần lượt lên tiếng với hi vọng đưa ra một giải pháp hữu hiệu hơn.
Tiếng nói đầu tiên trên Ngôn ngữ về đề tài đó là của nhà giáo Nguyễn Văn Mệnh. Theo ông, “về hình thức ngữ pháp, mỗi ThN chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu […]. TN thì khác hẳn. Mỗi TN tối thiểu phải là một câu” (Nguyễn Văn Mệnh 1972: 13).
Giải pháp này bị Cù Đình Tú, một chuyên gia về phong cách học, bài bác, cho là “chưa thật xác đáng”, vì chỉ “dựa vào nội dung lô gích” [!?] để chỉ ra và giải thích sự khác nhau giữa hai thứ đơn vị đó; trong khi “sự khác nhau cơ bản giữa ThN và TN là sự khác nhau về chức năng”. “ThN là những đơn vị có sẵn, mang chức năng định danh”; còn “TN […] có chức năng khác hẳn”, đảm nhiệm phận sự “thông báo: […] thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan. Do vậy, mỗi TN đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng […]” (Cù Đình Tú 1973: 41).
Đáng buồn là cả giải pháp này nữa cũng chưa giúp ích được bao nhiêu cho việc sàng lọc các đơn vị cụ thể. Có lẽ chính vì thế mà chất lượng các bộ sưu tập TN ra đời sau Tục ngữ Phong dao (1928) của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc đến gần nửa thế kỉ, như Tục ngữ Việt Nam của Chu Xuân Diên – Lương Văn Đang – Phương Tri (1975) chẳng hạn, vẫn chưa được người đọc đánh giá cao.


"Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"
3. Thực trạng đáng suy nghĩ này rõ ràng chỉ là hậu quả khó tránh của việc những tác giả đi sau chỉ “cải biến” chút đỉnh quan niệm của nhà học giả Dương Quảng Hàm. Thật vậy, như tất cả chúng ta đều biết, chức năng chính của “cụm từ” là định danh; còn chức năng chính của câu là thông báoVà khi hình dung ThN là “cụm từ” và TN là câu,chắc ai trong số các tác giả vừa nhắc cũng đều ngầm hiểu phận sự của các đơn vị đó y hệt như Cù Đình Tú. Và sở dĩ họ không nói thẳng ra điều đó chung qui chỉ vì họ tự thấy không nhất thiết phải nhắc lại những tri thức cơ bản mà ai cũng đã biết rõ mười mươi. Nói khác đi, việc chúng ta chưa thể phân biệt được thật rạch ròi TN với ThN chẳng qua chỉ vì chúng ta chưa có được trong tay một dấu hiệu hình thức giúp nhận biết dễ dàng và mau lẹ đơn vị nào là câu, đơn vị nào không phải là câu, chứ không phải vì chúng ta lúng túng với việc định rõ chức năng của hai thứ đơn vị đang bàn.
Và chẳng phải vô cớ mà đến tận bây giờ, gần 30 năm sau ngày Cù Đình Tú “hoàn tất” việc phân định ranh giới, chuyện phân biệt TN với ThN, đối với rất nhiều người, vẫn đang là vấn đề cần được làm rõ (xin x., chẳng hạn, Lê Xuân Mậu 2002 và 2003, Phạm Thuận Thành 2003).

"Gà nhà bôi mặt đá nhau"
Nhân đây, chúng tôi cũng xin mở ngoặc nói thêm: chúng tôi mạn phép không bàn đến ở đây một cách nhận diện nữa, cách của Chu Xuân Diên (1975),– một nhà khảo cứu văn chương dân gian dày dạn kinh nghiệm. Theo nhà khảo cứu này, hai thứ đơn vị đang xét vốn có một ranh giới “khá dễ xác định”: TN là những sản phẩm thuộc lĩnh vực “ý thức xã hội” ; còn ThN – thuộc “lĩnh vực ngôn ngữ”.Sở dĩ chúng tôi phải né tránh chuyện đó chung qui chỉ vì cho tới bây giờ chúng tôi vẫn chưa trả lời nổi câu hỏi vốn đậm màu sắc triết học: ngôn ngữ, – một hiện tượng xã hội đặc biệt” (như sách vở thường giảng), – có thuộc lĩnh vực “ý thức xã hội” hay không ?
4. Tóm lại, biện pháp tiện dụng và hữu hiệu hơn cả để nhận diện TN chính là phải xác định xem cái đơn vị ngôn từ cần nhận diện ấy có phải là câu hay không. Bởi lẽ phàm đã là TN thì đơn vị nào cũng phải được lập thức dưới dạng câu, như Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) từng nêu rõ: Tục ngữ là những câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết những tri thức, những kinh nghiệm sống và đạo đức mà nhân dân đã chắt lọc được từ thực tiễn.
Tuy nhiên, việc làm sáng tỏ vấn đề đơn vị nào là câu (hay đơn vị nào không phải là câu) là đề tài của một bài viết khác, mà chúng tôi hứa sẽ bàn đến vào một dịp khác.
NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG
(*) Chẳng hạn, Nguyễn Lân (1989). Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt NamNxb Văn hoá; Vũ Dung – Vũ Thuý Anh – Vũ Quang Hào (1993). Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Giáo dục; Việt Chương (1995). Từ điển thành ngữ, tục ngữ và ca dao Việt Nam, 2 tập, Nxb Đồng Nai; v.v...
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
Chu Xuân Diên – Lương văn Đang & Phương Tri 1975. Tục ngữ Việt Nam. Nxb. KHXH, Hà Nội.
- Dương Quảng Hàm 1951 [1943]. Việt Nam Văn học sử yếu, in lần thứ hai. Hà Nội.
- Hoàng Văn Hành (chủ biên) 1988. Kể chuyện ThN – TN. Nxb. KHXH. Hà Nội.
- Lê Xuân Mậu 2002. Ranh giới mong manh. Ngôn ngữ & Đời sống, số 7 (81).
- Lê Xuân Mậu 2003. Bàn thêm về ThN, TN. Ngôn ngữ & Đời sống, số 5 (91).
- Nguyễn Văn Mệnh 1972. Ranh giới giữa ThN và TN. Ngôn ngữ, số 3.
- Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc 1928. Tục ngữ – phong dao, tập 1, Vĩnh Hưng Long thư quán xuất bản. Hà Nội.
- Vũ Ngọc Phan 1971. Tục ngữ – ca dao – dân ca, in lần thứ bảy, NXB. KHXH. Hà Nội.
- Phạm Thuận Thành 2003. Bàn thêm về ranh giới ThN – TN. Ngôn ngữ & Đời sống, số 1+2 (87+88).
- Cù Đình Tú 1973. Góp ý kiến về việc phân biệt ThN với TN. Ngôn ngữ, số 2.

02/04/2009 13:39  |  323 lượt xem

Giữa tiếng nói của một dân tộc với nền văn hoá của dân tộc ấy chắc chắn phải có một mới quan hệ nhất định. Vì ngôn ngữ trực tiếp phản ánh các tri giác và tư duy thế giới của cộng đồng dân tộc, mà văn hoá dân tộc không thể không liên quan đến cách tri giác và tư duy ấy. Đó là một sự thật không còn có thể đặt thành vấn đề gì nữa.
Cái có thể đặt thành vấn đề là thực chất của mối quan hệ này ra sao, và trong chừng mực nào các dữ kiện ngôn ngữ có thể được sử dụng làm căn cứ kinh nghiệm để từ đấy rút ra những nhận định đáng tin cậy về những đặc trưng văn hoá của những người nói thứ tiếng ấy như tiếng mẹ đẻ của họ, và sử dụng như thế nào. Ta đã từng biết quá nhiều những nhận định vội vàng và dễ dãi về những đức tính ưu tú của dân tộc Việt, trường hợp được diễn dịch ra từ những sự kiện ngôn ngữ học như trật tự trước sau của cụm từ vợ chồng mà có người coi là một bằng chứng chắc chắn của truyền thống trọng nữ cổ truyền của nhân dân ta. Những cách diễn dịch như thế không có được bao nhiêu giá trị khoa học, nhưng không mấy ai thấy cần bàn lại, vì nhiều khi mục đích của những công trình nghiên cứu dân tộc học hình như không phải là tìm hiểu bản sắc đích thực của dân tộc, mà là phát hiện ra cho thật nhiều đức tính cao quý của dân mình, không chú ý lắm đến việc kiểm nghiệm xem những đức tính ấy có có thật hay không.
Về vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, chân lý hình như nằm ở một vùng nào đó giữa hai thái cực: một bên là tương đối luận của Whorf, chủ trương rằng ngôn ngữ là một cái lăng kính mà qua đó người bản ngữ tri giác thế giới, và do đó quy định cách tư duy của họ về hiện thực; thành thử có thể nói rằng mỗi ngôn ngữ cầm tù cái dân tộc sử dụng nó trong một thế giới riêng; và một bên là phổ quát luận của Chomsky, chủ trương rằng mấy nghìn thứ tiếng được các cộng đồng ngôn ngữ sử dụng trên thế giới chẳng qua là những dị bản địa phương của một hệ thống ngôn ngữ duy nhất thể hiện những nguyên lý phổ quát chi phối cách khái niệm hoá thế giới của chúng ta.
Trong khi đó, dù ta có thừa nhận rằng mỗi ngôn ngữ là một hệ thống ký mã hành chức theo những quy luật riêng của bản thân nó, thì cũng vẫn rất khó có thể tin rằng những điều kiện sinh hoạt và phát triển khác nhau đến vô cùng tận trong đó các dân tộc rải rác khắp địa cầu đang tồn tại và giao tiếp với nhau lại không chứa đựng những nhân tố ngôn ngữ chi ngoại khác nhau có ảnh hưởng quan yếu đến cách hoạt động và diễn tiến của các ngôn ngữ.
Trong số các nhân tố ngôn ngữ chi ngoại đó, dĩ nhiên, có những nhân tố thuộc lĩnh vực văn hoá, nghĩa là có liên quan đến cách các tộc người tổ chức cuộc sống vật chất và tinh thần của họ để ứng phó với những điều kiện trong đó họ tồn tại.
Những ảnh hưởng của các nhân tố văn hoá đối với cấu trúc của một ngôn ngữ là điều khó có thể hồ nghi, tuy vậy không phải bao giờ cũng dễ chứng minh. Và do đó, ít ra cũng có thể tìm thấy những sự kiện ngôn ngữ nào đó có thể cắt nghĩa được bằng những sự kiện thuộc bản sắc văn hoá của khối cộng đồng nói thứ tiếng hữu quan, và đến lượt nó, các sự kiện ngôn ngữ lại có thể gợi cho ta những điều hữu ích về cách cảm nghĩ của người bản ngữ và từ đấy về nền văn hoá của họ.
Các ngôn ngữ khác nhau có thể giống nhau một cách kỳ lạ về những khái niệm và ý nghĩa mà nó cần phân biệt và diễn đạt. Nhưng các ngôn ngữ lại có thể khác nhau một cách kỳ lạ không kém về những phương tiện được dùng để truyền đạt các khái niệm và các ý nghĩa ấy.
Cùng một ý nghĩa thôi, mà trong ngôn ngữ này có thể được biểu đạt bằng những phương tiện từ vựng, còn trong ngôn ngữ kia lại phải biểu đạt bằng phương tiện ngữ pháp, và điều này dẫn đến một sự kiện kỳ lạ là có những ngôn ngữ bắt buộc người nói phải biểu đạt những điều không hề có chút giá trị thông tin nào. Chỉ cần đơn cử một thí dụ thôi: trong các ngôn ngữ châu Âu, người nói bị bắt buộc phải đánh dấu mọi sự việc diễn ra trước thời điểm phát ngôn bằng một hình thái riêng của vị từ gọi là “thì quá khứ” (past tense), ngay cả khi người nghe thừa biết rằng sự việc ấy diễn ra trong thời quá khứ, nhờ có tình huống đối thoại, nhờ văn cảnh hay nhờ trong câu có những trạngngữ thời gian như yesterday ‘hôm qua’ hay once upon a time ‘ngày xửa ngày xưa’.
Một trong những cách thoái thác việc giải quyết những vấn đề nan giải như vậy là viện đến Saussure mà nói rằng mối quan hệ giữa năng biểu và sở biểu, xét về nguyên tắc, là võ đoán (arbitraire), nghĩa là không có nguyên do. Luận đề của Saussure quả có hiệu lực đối với phần lớn các trường hợp, những trường hợp còn lại cũng vẫn còn phải giải quyết, và những kết quả thu được sau những cố gắng đã thực hiện trong thời gian gần đây theo hướng này ít nhất cũng đã đủ để cho thấy rằng những cố gắng ấy không phải là vô bổ: những kết quả ấy ít nhất cũng đã gieo được ít nhiều ánh sáng vào công cuộc tìm hiểu cơ chế của ngôn ngữ và của quá trình thức nhận (cognition) của con người nói chung. Ta đã có thể tin chắc rằng mình không đi lạc đường khi chờ đợi ở các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học những cứ liệu có thể góp phần giúp cho ta hiểu thêm nền văn hoá của khối cộng đồng nói thứ tiếng hữu quan.
Tuy nhiên vẫn còn có những khó khăn nghiêm trọng làm cho những kì vọng của chúng ta chưa đủ căn cứ đáng tin cậy, nhất là khi thử tìm hiểu văn hoá Việt Nam qua thứ tiếng việt như nó đang được miêu tả trong các sách vở viết về tiếng Việt.
Tiếng Việt được hầu hết mọi người công nhận là một trong những ngôn ngữ đơn lập điển hình nhất (nếu chưa phải chính là ngôn ngữ phân lập điển hình nhất). Tính phân tích của nó lên đến mức tối đa. Nó đại diện cho cực đối lập với tính tổng hợp của các ngôn ngữ biến hình hoà đúc ở châu Âu. Thế nhưng, ngữ pháp của nó lại quen được miêu tả nhưmột ngôn ngữ châu Âu điển hình, trừ tính biến hình (mà không phải ngôn ngữ châu Âu nào cũng còn giữ nguyên) và tính đơn tiết (mà người ta công nhận là một thuộc tính của “một số” hình vị, nhưng lại không công nhận là một thuộc tính của từ), nếu không kể một vài chi tiết vụn vặt, thì nội dung các sách “ngữ pháp tiếng Việt” dùng ở trường trung học hay đại học thường không cho biết cách phân tích các câu và các kết cấu ngữ pháp của tiếng Việt đúng như nó được nói và viết trong đời sống hàng ngày, mà chỉ cho biết kết cấu ngữ pháp của những câu, những kết cấu tiếng Pháp, tiếng Nga hay tiếng Anh có thể dùng để dịch những câu, những kết cấu tiếng Việt ấy mà thôi.
Điều nà có thể thấy rõ không những trong các sách vở do những tác giả ngoại quốc soạn, mà ngay cả trong những sách vở do chính người Việt viết ra: trong đó, ta rất ít khi thấy tác giả phân tích và miêu tả những câu mà chính họ vẫn dùng hàng ngày, nếu nó không hoàn toàn khớp với những kiểu câu tiếng Âu châu. Và nếu có ai mách cho họ thấy có hàng ngàn kiểu câu không giống tiếng Âu châu mà họ chưa phân tích, thì họ lập tức tìm cách cắt xén hay đảo ngược đảo xuôi những câu “không chỉnh” sao cho nó thật “chuẩn” (tức thật giống các kiểu câu tiếng Âu châu). Ở tiểu học và trung học, người ta không dạy những câu “không chuẩn” ấy, tuy có dạy những kiệt tác của văn học Việt Nam, trong đó những câu “không chuẩn” phải chiếm ít nhất là 70% văn bản. Vì vậy, ta không nên lấy làm lạ nếu mười hai năm học “tiếng Việt” không làm cho người bước vào đại học việt đúng tiếng mẹ đẻ.
Cội nguồn của tình hình này là những định kiến “dĩ Âu vi trung”, khiến người ta yên trí rằng ngữ pháp Âu châu là phổ quát, hoặc ít nhất cũng là thứ ngữ pháp văn minh nhất, và từ đó cố hết sức uốn nắn sao cho ngữ pháp tiếng việt thật giống ngữ pháp tiếng Âu châu.
Sự kiện có thể minh hoạ rõ nhất cho tình hình này có lẽ là cái tập quán gán ý nghĩa “thì” (tense) cho ba chữ đã, đang và sẽ. Ít nhất là từ thế kỷ thứ XIV cho đến tận ngày hôm nay, ba từ này bao giờ cũng đánh dấu ý nghĩa “thể” và “thức”. Thế nhưng, từ thế kỷ XVII cho đến nay, sách nào cũng đã viết là “đã đánh dấu thì quá khứđang đánh dấu thì hiện tạisẽ đánh dấu thì tương lai”. Trong thư tịch cổ kim có thể tìm ra hàng trăm triệu thí dụ cho thấy rằng ba từ này được dùng cho cả bathời gian “quá khứ”, “hiện tại” và “tương lai”. Nhưng không ai quan tâm đến điều đó. Quan trọng hơn nhiều là phải tìm cho ra ba từ có thể nói là “chỉ quá khứ”, “chỉ hiện tại” và “chỉ tương lai”: ba từ ấy “dĩ nhiên” phải có, vì tiếng Âu châu có ba hình thái “thì”. Và khi đã tìm ra được rồi, thì ta đã có được một chân lý thiêng liêng cao hơn mọi tri thức, mọi sự thật của tiếng mẹ đẻ. Năm 1998, sau khi một tác giả thuộc xu hướng ngữ pháp chức năng chứng minh rằng tiếng Việt không có “thì”[1], hầu hết các nhà Việt ngữ học vẫn cứ tin rằng đã chỉ quá khứ, đang chỉ hiện tại, sẽ chỉ tương lai. Đức tin không gì lay chuyển nổi với những “chân lý” này, vốn không hề có chút chỗ dựa nào trong tiếng Việt, quả là vững chãi.
Một thí dụ khác là những cố gắng kiên trì và anh dũng của các tác giả trong việc chứng minh sự tồn tại của những từ “đa tiết” trong tiếng Việt, mà mục đích chủ yếu là đi đến kết luận rằng tiếng Việt cũng “văn minh” như tiếng Tây. Để đạt đến kết luận ấy cho bằng được, có tác giả còn dùng đến những cách nguỵ biện lộ liễu như nói rằng xe đạp không phải là một thứ xe: chữ xe trong xe đạp tuyệt nhiên không liên quan gì đến xe trong xe bò hay trong đạp xe: chẳng qua đây là những trường hợp đồng âm ngẫu nhiên mà thôi. Thật ra, những tác giả ấy biết chắc từ lâu (từ trước khi làm ngôn ngữ học) rằng xe đạp “dĩ nhiên” chỉ có thể là một từ, vì trong tiếng Pháp, đó chắc chắn là một từ.
Tình hình này còn lặp lại trong cách xử lý các danh thừ chính danh được coi là hư từ chỉ vì không thể dịch bằng một danh từ trong tiếng Pháp hay tiếng Nga. Nhưng vì không thể công khai thú nhận lý do này, người ta lấy cớ là những từ như cái, con, tấm, bức là “loại từ” , tức một thứ hư từ, chứ không phải là danh từ vì “không dùng độc lập”, quên mất rằng hàng trăm từ “không độc lập” như giọt, cặp, lần, bên, phía, đã được chính họ công nhận là danh từ chỉ vì có thể dịch ra tiếng Pháp bằng những danh từ.
Thật ra, những luận chứng mà họ đưa ra bao giờ cũng được phát minh ra “tại chỗ” (ad hoc) để làm cho những nhận định của mình có dáng dấp khoa học, trong khi cơ sở duy nhất làm kim chỉ nam cho họ là ngữ pháp tiếng Âu châu.
Một tình hình như vậy trong ngôn ngữ học khó lòng có thể làm cho việc sử dụng những dữ kiện ngôn ngữ làm cứ liệu để xây dựng những giả thiết có liên quan đến diện mạo văn hoácủa dân tộc Việt Nam. Dù người nghiên cứu có thận trọngđến đâu, thì trước sau cái gọi làngữ pháp tiếng Việt kia may mắn lắm cũng chỉ phản ánh cách nhận thức và tư duy về thế giới của người Âu châu mà thôi.
Trong khi đó, hình như không phải là không thể diễn dịch từ các sự kiện của tiếng Việt ra một số giả thiết về những đặc trưng văn hoá của dân tộc Việt Nam, miễn sao các sự kiện ngôn ngữ ấy không bị bóp méo và thay thế bằng những sự kiện chỉ thấy có trong các ngôn ngữ Âu châu. Những công cuộc nghiên cứu về ngữ pháp chức năng của tiếng Việt đang được tiến hành tích cực ở Việt Nam, trong đó, tôi có thể kể đến những công trình của Tiểu ban Tiếng Việt thuộc Hội Ngôn ngữ học Thành phố Hồ Chí Minh, đang đem lại cho chúng tacái khả năng hy vọng rằng trong một tương lai không xa các dữ liệu ngôn ngữ, được trình bày trong một cái khung lý thuyết thoát khỏi mọi định kiến dĩ Âu vi trung, sẽ góp phần vào việc tìm hiểu tư duy Việt Nam và văn hoá Việt Nam.
Sau đây là một số vấn đề hay hệ vấn đề mà khi đã được giải quyết thích đáng có thể hứa hẹn một hướng đi dẫn tới những cuộc tìm tòi tiến xa hơn:
1. Sự vắng mặt của một chủ ngữ ngữ pháp và vai trò chủ đạo của chủ đề và khung đề (hai chức năng cú pháp – logic trong câu tiếng Việt có thể được phân bố bất cứ vai nghĩa nào trong sự tình do câu biểu hiện) có thể cho phép ta hiểu gì thêm về cách tư duy, cách nhìn nhận hiện thực và cách lập luận của người Việt?
2. Trong khi cấu trúc cú pháp của câu trong các thứ tiếng châu Âu có thể không tương ứng với cấu trúc logic của mệnh đề thì trong các thứ tiếng đề - thuyết như tiếng Việt cấu trúc cú pháp của câu lại trùng khớp với cấu trúc logic của mệnh đề: điều đó có ý nghĩa gì đối với cách tư duy trong hai loại hình ngôn ngữ nói trên?
3. Tại sao đại đa số các danh từ trong tiếng Việt, trong đó có cả những danh từ dùng cho đồ vật, lại có thái độ cú pháp của những danh từ khối? ngoài tính phân tích mà danh ngữ tiếng Việt trình diễn, có thể kết luận gì thêm về cách từ vựng hoá của tiếng Việt và về cách khái niệm hoá của người Việt?
4. Nội dung nghĩa của các “loại từ” và vai trò ngữ pháp của nó trong danh ngữ là gì? Hiện tượng này có phải là một phổ niệm ngôn ngữ học không?
5. Sự vắng mặt của phạm trù ngữ pháp “thì” trong tiếng Việt có cho thấy một đặc trưng nào trong cách tri giác thời gian của người Việt hay không?
6. Hệ thống lượng từ (quantifiers) -bao gồm cả số từ- và cách dùng các từ nàycó htể cho biết gì về cách tư duy của người Việt? Những con số “ma thuật” phản ánh những gì? Tại sao những “quán từ” như các, những, thường đánh dấu số phức, không dùng cho những danh từ chỉ bộ phận cơ thể (các DT này được lượng hoá bằng những DT chỉ tập hợp như đôi, cặp, hay bằng những số từ như hai, mười)?
7. Tại sao, và từ bao giờ, các thuật ngữ chỉ quan hệ thân thuộc được dùng thay cho các đại từ nhân xưng, các đại từ nhân xưng và hồi chỉ chính danh trở thành vô lễ, và rốt cuộc trong tiếng Việt không còn có đại từ nào (kể cả đại từ hồi chỉ) có tính trung hòa (không mang sắc thái hữu trưng về phương diện lễ độ) nữa? Hệ thống đại từ này có ảnh hưởng như thế nào đối với các quan hệ giữa người và người trong xã hội Việt Nam?
Tham luận đọc tại Hội nghị Quốc Tế về
Các giá trị văn hoá phương Đông, Hà Nội 1999.
[trích CXH, Tiếng Việt Văn Việt Người Việt
Nxb. Trẻ, Sài gòn, 2001, tr. 287-295]



"HƠI BỊ" (*)

Lơ ngơ hơi bị ấm đầu
Mù mờ hơi bị ngu lâu tàn đời
Thần kinh hơi bị rối bời
Người hơi bị ngợm ta hơi bị người.

Giọt rơi hơi bị trong veo
Mắt đi hơi bị vòng vèo lôi thôi
Chân mây hơi bị cuối trời
Em hơi bị đẹp anh hơi bị nhàu

                              Nguyễn Duy
                     (*) Cái tên này là thích chữ "hơi bị" của bác Duy chứ không phải tên của bài thơ.


Đánh trống lảng

Theo tục lệ xưa, khi tế lễ thần, tiến rượu các tế viên(ông mạnh, ông bồi) phải đi khoan thai(chân bước hai hàng, từng bước một, theo điệu nhạc và nhịp trống) từ ngoài sân vào trong. Khi ở trong ra, các tế viên phải bước rất nhanh theo nhịp trống dồn nhịp trống như vậy gọi là “trống lảng” (tiếng giục để lảng ra cho nhanh). Vì thế sau này thành ngữ “đánh trống lảng” được dùng với nghĩa “một người nào đó đang nghe chuyện này thì nói lảng ra chuyện khác, hoặc lảng ra chỗ khác để tránh bất lợi cho mình”.

May xống phải phòng khi cả dạ

Câu này có ý khuyên ta phải biết nhìn xa, trông rộng, tính trước mọi việc. Xống- một từ cổ, có nghĩa là váy. Người phụ nữ khi may váy phải tính toán làm sao để khi có thai, bụng to(cả dạ) vẫn mặc được.

RỐI NHƯ BÒNG BONG



Cùng nghĩa với câu thành ngữ này còn có những câu thành ngữ khác như: “rối như canh hẹ, rối như gà mắc tóc, rối tinh rối mù, rối như tơ vò”. Câu thành ngữ này, dùng để chỉ tâm trạng hoặc sự việc khó gỡ ra được vì không tìm thấy đầu mối. Hầu như mọi người đều hiểu thống nhất về nghĩa của câu thành ngữ như vậy nhưng bòng bong là gì thì không hẳn ai cũng biết. người nói, đó là một loài cây dây leo, thân nhỏ mọc thành bụi nên thường đan xen vào nhau chằng chịt, vì vậy khó có thể tìm được ngọn gốc của từng nhánh cây. Có tác giả cho rằng bòng bong là sản phẩm từ những sợi, xơ tre nứa nhỏ khi người ta vót tre, nứa. Khi vót chúng xoắn xuýt vào nhau thành mớ, bó “mớ bòng bong”. Cách giải thích này xem ra phù hợp hơn vì gần gũi với nội dung “đầu mối” của câu thành ngữ

Vén tay áo xô, đốt nhà táng giấy


Áo xô là áo của người đại tang(tang bố, mẹ), nhà táng giấy là nhà làm bằng giấy, khung bằng tre nứa để đậy trên quan tài khi làm lễ tang. Do điều kiện kinh tế nên thời bấy giờ chỉ những nhà nào giàu có mới làm nhà táng giấy, còn những nhà nghèo hoặc bình thường thì chỉ dùng nhà táng bằng gỗ (sử dụng nhiều lần không đốt cùng với người chết) . Khi ra đến huyệt, chôn cất xong, người ta đốt nhà táng giấy. Chiếc áo xô thường may rất rộng nên việc vén tay áo không khó, nhà táng giấy làm bằng tre, nứa và giấy nên cháy rất nhanh nghĩa là những công việc này không khó khăn gì. Việc đốt như vậy rất lãng phí nên vì thế sau này những việc làm phung phí như vậy được gắn cho câu tục ngữ trên.