Những ai thích uống rượu và ưa thưởng trà mà lại có bạn hiền thì câu chuyện trà dư tửu hậu mới có dịp nảy nở một cách thú vị. Thật đúng với ý của Nguyễn Khuyến khi khóc Dương Khuê:"Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua."Trong khi tiếp xúc với các bạn trẻ, có người hỏi chúng tôi rằng: “Tại sao người ta lại gọi là trà dư tửu hậu?" Nhờ có câu hỏi này mà chúng tôi mới có dịp trình bày với quí vị về chuyện trà dư tửu hậu hôm nay.Theo duy danh định nghĩa, trà dư tửu hậu có nghĩa là cái dư vị ngọt ngào của trà sau khi uống xong còn lưu lại trong miệng và cái cảm giác êm đềm lâng lâng và say ngà ngà sau khi uống rượu còn tồn tại nơi ta.Nghĩa bóng của trà dư tửu hậu là để chỉ câu chuyện phiếm về đủ mọi đề tài giữa bạn bè sau khi đã thưởng trà hay uống rượu.Các cụ cho thứ trà ngon là thứ trà sau khi uống xong ta cảm thấy vị ngọt ngào đậm đà và thơm tho còn thấm lắng trong cuống họng, trên lưỡi, và ngoài môi. Những người sành rượu cho rằng thứ rượu ngon là thứ rượu sau khi uống ta cảm thấy say êm êm, thoải mái, hứng thú, không bị nhức đầu, và “mềm môi chén mãi tít cung thang.” Chính nhờ vậy mà sau khi thưởng trà hay uống rượu, ta mới có thú nói chuyện phiếm với nhau. Những câu chuyện nói trong dịp này được gọi là “chuyện trà dư tửu hậu.”Trong lá thư ngày 30 tháng 9 năm 1996 viết cho chúng tôi, nhà văn Lạp Chúc Nguyên Huy cho rằng lúc trà dư tửu hậu là lúc người ta bàn chuyện nhân tình thế thái trong khi tâm hồn lâng lâng và cảm thấy trời đất mang mang bởi vì mới cạn một hồ trường.
Sau khi uống rượu vào là có bao nhiêu bầu tâm sự cũng trút ra hết, hết chuyện người lại đến chuyện gia đình và chuyện nghề nghiệp của mình. Vì thế người xưa mới có câu: “Rượu vào, lời ra” là để chỉ việc này. Và cũng chính vì thế mà người có tư cách, biết tự trọng, và có trách nhiệm thường tránh uống rượu say. Nếu đã say thì họ cố gắng tránh nói nhiều, nhất là tránh nói về những chuyện cần phải bảo mật mà chỉ hướng câu chuyện về đề tài văn chương, thơ phú, và thời sự mà thôi.
Ngoài ra, khi “tửu hậu” ta lại có hứng thú trong việc “chăn gối” nữa như đã được diễn tả trong câu ca dao sau:
"Thứ nhất rượu đã ngà ngà, Thứ nhì chàng ở phương xa mới về."
Sau khi uống rượu, người ta còn quên chuyện buồn phiền và có hứng làm thơ. Thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, trong bài “Thơ Rượu,” có viết:
“Cảnh đời gió gió mưa mưa,Buồn trông, ta phải say sưa đỡ buồn. Rượu say, thơ lại khơi nguồn, Nên thơ, rượu cũng thêm ngon giọng tình. Rượu thơ mình lại với mình, Khi say quên cả cái hình phù du.”
Thi sĩ Tản Đà còn coi rượu với thơ là lẽ sống. Trong bài “Ngày Xuân Thơ Rượu," ông viết:
“Trời đất sinh ta rượu với thơ,Không thơ không rượu sống như thừa.”
Quả thật, không gì thú vị bằng chuyện trà dư tửu hậu khi có vừa đủ số bạn bè họp mặt như lời tiền nhân đã được diễn tả trong câu: “Trà tam tửu tứ." Uống trà phải có ba người mới thật là tuyệt, nhậu rượu mà có được bốn người thì cuộc vui mới thật thú vị. Lý do chính là khi có vừa đủ số người lý tưởng tham dự, trà tam tửu tứ, thì việc tiếp đãi của chủ nhân mới được chu đáo, trà đủ cữ đậmđà, rượu mới có cơ hội chén thù (chén rượu chủ rót ra mời khách) chén tạc (chén rượu khách rót ra mời lại chủ), và người này nói mới có người kia nghe. Nhờ đó, câu chuyện mới được vui tươi và hứng thú.
Sau khi nhấp chén trà hay hớp ngụm rượu, người ta thường có thói quen “khà” một tiếng rồi chậm rãi kể chuyện cho nhau nghe. Nhờ đó câu chuyện mới có thi vị và bạn bè mới có hứng thú và chú ý nghe. Tuy nhiên, uống rượu phải theo cung cách tiên tửu, chúng ta mới hưởng được cái thú của trà dư tửu hậu. Tiên tửu nghĩa là cách uống rượu có chừng mực, uống một cách thanh lịch, và uống còn đủ tỉnh để nghe người khác nói hầu có thể phán đoán, đối đáp với bạn bè, và nhất là được hưởng cái thú rượu uống ngà ngà. Trái nghĩa với tiên tửu là tục tửu. Tục tửu để chỉ cách uống rượu của những hạng người thô tục. Những hạng tục tửu thường uống rượu thật nhiều, thi nhau uống hết chai này đến chai khác, và uống cho say túy lúy. Khi đã say rồi, mọi người đều nói, thi nhau nói, và cố nói cho thật to mà không ai chịu nghe người khác nói. Kết quả là say mê man, bắt đầu nói nhảm, mửa ra mật xanh mật vàng ngay tại chỗ, và cuối cùng ngủ li bì như chết cho tới một hai ngày, chỉ khổ cho vợ con.
Những câu chuyện trà dư tưu hậu thường bàn về chuyện thế thái nhân tình gồm: chuyện tiếu lâm, thơ văn điển tích, chính trị, tôn giáo, chiến tranh, và bàn hết chuyện người lại tới đến chuyện mình, nghĩa là gồm đủ thứ chuyện. Câu chuyện có thú vị và hào hứng hay không là do người kể và người nghe có tỉnh táo hay không, và lối kể chuyện cùng nghệ thuật gợi chuyện của bạn bè họp mặt có hòa hợp hay không. Có biết cách sống, có bằng hữu tốt, có gia đình hạnh phúc, có tri âm tri kỷ, có cuộc sống thanh cao thoải mái, và có sức khỏe tốt, chúng ta mới có cơ hội thưởng thức thú trà dư tửu hậu với đúng nghĩa của nó.
Sau khi uống rượu vào là có bao nhiêu bầu tâm sự cũng trút ra hết, hết chuyện người lại đến chuyện gia đình và chuyện nghề nghiệp của mình. Vì thế người xưa mới có câu: “Rượu vào, lời ra” là để chỉ việc này. Và cũng chính vì thế mà người có tư cách, biết tự trọng, và có trách nhiệm thường tránh uống rượu say. Nếu đã say thì họ cố gắng tránh nói nhiều, nhất là tránh nói về những chuyện cần phải bảo mật mà chỉ hướng câu chuyện về đề tài văn chương, thơ phú, và thời sự mà thôi.
Ngoài ra, khi “tửu hậu” ta lại có hứng thú trong việc “chăn gối” nữa như đã được diễn tả trong câu ca dao sau:
"Thứ nhất rượu đã ngà ngà, Thứ nhì chàng ở phương xa mới về."
Sau khi uống rượu, người ta còn quên chuyện buồn phiền và có hứng làm thơ. Thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, trong bài “Thơ Rượu,” có viết:
“Cảnh đời gió gió mưa mưa,Buồn trông, ta phải say sưa đỡ buồn. Rượu say, thơ lại khơi nguồn, Nên thơ, rượu cũng thêm ngon giọng tình. Rượu thơ mình lại với mình, Khi say quên cả cái hình phù du.”
Thi sĩ Tản Đà còn coi rượu với thơ là lẽ sống. Trong bài “Ngày Xuân Thơ Rượu," ông viết:
“Trời đất sinh ta rượu với thơ,Không thơ không rượu sống như thừa.”
Quả thật, không gì thú vị bằng chuyện trà dư tửu hậu khi có vừa đủ số bạn bè họp mặt như lời tiền nhân đã được diễn tả trong câu: “Trà tam tửu tứ." Uống trà phải có ba người mới thật là tuyệt, nhậu rượu mà có được bốn người thì cuộc vui mới thật thú vị. Lý do chính là khi có vừa đủ số người lý tưởng tham dự, trà tam tửu tứ, thì việc tiếp đãi của chủ nhân mới được chu đáo, trà đủ cữ đậmđà, rượu mới có cơ hội chén thù (chén rượu chủ rót ra mời khách) chén tạc (chén rượu khách rót ra mời lại chủ), và người này nói mới có người kia nghe. Nhờ đó, câu chuyện mới được vui tươi và hứng thú.
Sau khi nhấp chén trà hay hớp ngụm rượu, người ta thường có thói quen “khà” một tiếng rồi chậm rãi kể chuyện cho nhau nghe. Nhờ đó câu chuyện mới có thi vị và bạn bè mới có hứng thú và chú ý nghe. Tuy nhiên, uống rượu phải theo cung cách tiên tửu, chúng ta mới hưởng được cái thú của trà dư tửu hậu. Tiên tửu nghĩa là cách uống rượu có chừng mực, uống một cách thanh lịch, và uống còn đủ tỉnh để nghe người khác nói hầu có thể phán đoán, đối đáp với bạn bè, và nhất là được hưởng cái thú rượu uống ngà ngà. Trái nghĩa với tiên tửu là tục tửu. Tục tửu để chỉ cách uống rượu của những hạng người thô tục. Những hạng tục tửu thường uống rượu thật nhiều, thi nhau uống hết chai này đến chai khác, và uống cho say túy lúy. Khi đã say rồi, mọi người đều nói, thi nhau nói, và cố nói cho thật to mà không ai chịu nghe người khác nói. Kết quả là say mê man, bắt đầu nói nhảm, mửa ra mật xanh mật vàng ngay tại chỗ, và cuối cùng ngủ li bì như chết cho tới một hai ngày, chỉ khổ cho vợ con.
Những câu chuyện trà dư tưu hậu thường bàn về chuyện thế thái nhân tình gồm: chuyện tiếu lâm, thơ văn điển tích, chính trị, tôn giáo, chiến tranh, và bàn hết chuyện người lại tới đến chuyện mình, nghĩa là gồm đủ thứ chuyện. Câu chuyện có thú vị và hào hứng hay không là do người kể và người nghe có tỉnh táo hay không, và lối kể chuyện cùng nghệ thuật gợi chuyện của bạn bè họp mặt có hòa hợp hay không. Có biết cách sống, có bằng hữu tốt, có gia đình hạnh phúc, có tri âm tri kỷ, có cuộc sống thanh cao thoải mái, và có sức khỏe tốt, chúng ta mới có cơ hội thưởng thức thú trà dư tửu hậu với đúng nghĩa của nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét